Mô tả
a. Nguồn gốc
Từ năm 2006 Viện Eakmat đã tiến hành chọn tạo các giống cà phê chín muộn lệch thời vụ so với các giống cà phê đang trồng tại Tây Nguyên.
Sau một thời gian nghiên cứu chọn tạo, Viện đã tiến hành trồng thử nhiều giống tại các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng và Đăk Lăk. Kết quả, hiện nay Viện đã chọn lựa được 2 giống chín muộn TR14 và TR15 có tiềm năng năng suất cao, lợi thế thu hoạch muộn, thích ứng với loại hình canh tác trang trại, công ty để bổ sung vào cơ cấu giống rải vụ, giảm áp lực công lao động và hệ thống sân phơi, tăng chất lượng sản phẩm sau thu hoạch
b. Những đặc điểm chính
– Năng suất trung bình: 4,5 – 5,5 tấn nhân/ha
– Sinh trưởng: khoẻ, cây cao trung bình
– Tán: trung bình, phân cành trung bình, cành khỏe. Góc phân cành ngang, khả năng phát sinh cành thứ cấp trung bình.
– Lá: to, dạng lá thuôn dài, lá thuần thục có màu xanh đậm
– Quả : + Quả chín : đỏ hồng, dạng quả hình thuôn chữ nhật, chín tập trung vào cuối tháng 1 đến nữa đầu tháng 2
+ Hạt: Tỉ lệ tươi/nhân: 4,2 – 4,3
+ Khối lượng 100 nhân: 20,5 – 22,4 g
+ Hạt R1: 95,4 – 97,8 %
– Kháng gỉ sắt: Rất cao
c. Quy trình, quy mô sản xuất
Quy trình sản xuất cây giống: áp dụng theo quy trình kỹ thuật nhân giống của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên ban hành. Hằng năm sản xuất cung cấp ra thị trường các loại cây giống cà phê ghép từ 500.000-600.000 cây.
d. Hiệu quả kinh tế xã hội
Với đặc tính chín muộn, khi canh tác giống cà phê TR14 có thể tiết kiệm một đợt tưới so với giống đại trà. Vì vậy, các giống chín muộn này có thể sử dụng trồng tại các vùng có nguồn nước hạn chế, giải quyết phần nào khó khăn về nguồn nước tưới trong mùa khô cho cà phê tại các vùng canh tác. Các giống chín muộn được đánh giá có chất lượng cao do quá trình tích lũy chất khô kéo dài, có thể được ứng dụng rộng trong tái canh để thay thế giống kém chất lượng, phục vụ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tăng cao giá trị xuất khẩu cho ngành hàng cà phê trên thị trường thế giới.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.